Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014


Đến dự buổi lễ có PGS-TS Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận; nguyên Bộ trưởng GD-ĐT Trần Hồng Quân và nhiều vị lãnh đạo khác...

ĐH EIU được quy hoạch trên tổng diện tích 55 ha với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu đào tạo cho 50.000 sinh viên/năm theo mô hình "ứng dụng - thực hành". Trong năm học đầu tiên, EIU có 720 tân sinh viên trúng tuyển NV1 và NV2 vào 6 ngành gồm: công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; kỹ thuật phần mềm; truyền thông và mạng máy tính; điều dưỡng và ngành quản trị kinh doanh.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao mô hình đào tạo gắn kết đại học - doanh nghiệp, đào tạo theo nhu cầu thực tiễn của EIU. Đồng thời biểu dương EIU trong việc hợp tác với các trường đại học danh tiếng tại Hoa Kỳ và Anh Quốc để biên soạn chương trình đào tạo theo hướng tín chỉ, phù hợp với các yêu cầu quy phạm của tổ chức kiểm định quốc tế AACSB.
Về phía tỉnh Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung cho biết, EIU đi vào hoạt động sẽ mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên tiếp cận với nhiều phương thức đào tạo mới, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cán bộ khoa học kỹ thuật… đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới, giúp tỉnh thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, hướng tới nền kinh tế tri thức.
Trường có tổng diện tích xây dựng  khi hoàn thành 124.000m2, có qui mô đào tạo 24.000 sinh viên/năm (đến năm 2020) theo mô hình "Đại học ứng dụng-nghề nghiệp" đa cấp, đa ngành với các ngành đào tạo chính như điện, điện tử; tự động hóa; cơ khí, cơ khí chính xác...
Ngày 13/8, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương và Công ty Đầu tư phát triển công nghiệp (Becamex IDC Corp) đã làm lễ động thổ xây dựng trường Đại học Quốc tế miền Đông, có tổng vốn đầu tư 1.700 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Becamex IDC - chủ đầu tư dự án Đại học Quốc tế miền Đông, trường được xây dựng trên diện tích 26ha tại thành phố mớ Bình Dương (Khu liên hợp Công nghiệp- Dịch vụ- Đô thị Bình Dương) do Công ty thiết kế quốc tế Surbana (Singapore) quy họach.
Trường có tổng diện tích xây dựng khi hoàn thành 124.000m2, có qui mô đào tạo 24.000 sinh viên/năm (đến năm 2020) theo mô hình "Đại học ứng dụng-nghề nghiệp" đa cấp, đa ngành với các ngành đào tạo chính như điện, điện tử; tự động hóa; cơ khí, cơ khí chính xác; bảo dưỡng công nghiệp; y, dược phẩm, điều dưỡng và các nhóm ngành quản lý doanh nghiệp. Công nghệ, máy móc, trang thiết bị thực hành được chuyển giao từ các trường đại học danh tiếng hàng đầu của Đức, Nhật Bản, Singapore...
Giai đoạn 1, trường được đầ tư 700 tỷ đồng bao gồm các hạng mục công viên, giao thông nội bộ, văn phòng điều hành, khối phòng học và trang thiết bị với diện tích sử dụng 35.000m2 và dự kiến sẽ hoàn thành trong quí II/2010 để kịp khai giảng năm học 2010 - 2011.
Hiện trường đã ký hợp đồng  với 216 giảng viên trong đó có 2 giáo sư, 15 phó giáo sư, 40 tiến sĩ, 51 thạc sĩ, 108 kỹ sư, bác sĩ, cử nhân tham gia giảng dạy. Khi đi vào hoạt động, trường sẽ thu hút các giảng viên thỉnh giảng, biệt phái của Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Y và các đại học uy tín trong nước; hợp đồng với các giáo sư nước ngoài nhiều kinh nghiệm từ Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore.
Muc tiêu của việc đầu tư xây dựng trường đại học quốc tế miền Đông trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu tái đào tạo và đào tạo nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu cho hơn 10.000 doanh nghiệp trong tỉnh Bình Dương và sau đó góp phần giải quyết bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bộ Trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã đánh giá cao về sự tâm huyết, quan tâm đầu tư đến sự nghiệp phát triển giáo dục-đào tạo nói chung và đào tạo nguồn nhân lực nói riêng của tỉnh Bình Dương của các tổ chức, các doanh nghiệp và các nhân trên địa bàn.
Phó Thủ tướng cho rằng 27 khu công nghiệp đang có là một lợi thế lớn, thuận lợi cho Bình Dương đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động song cũng là một thách thức, đòi hỏi lớn về cung ứng nguồn nhân lực qua đào tạo, nhất là nhân lực trình độ cao.Vì vậy vấn đề đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế và nhu cầu xã hội không chỉ đặt ra riêng với Bình Dương mà là vấn đề có tính cấp bách đối với cả vùng Đông Nam Bộ cũng như cả nước.

Phó Thủ tướng lưu ý Công ty Becamex IDC phải tiếp tục có kế họach cụ thể, đầu tư mạnh mẽ cho sự hình thành, phát triển toàn diện của nhà trường, nhất là sự quan tâm đặc biệt đến công tác xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hoàn thiện chương trình đào tạo tiên tiến, cập nhật, tăng cường hiệu quả hợp tác, hội nhập quốc tế.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét