Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Thành phố mới Bình Dương được quy hoạch trở thành một Khu đô thị mới xanh - sạch, sẽ là trung tâm chính trị - kinh tế, văn hóa, xã hộicủa toàn tỉnh Bình Dương. Và nằm ở vị trí trung tâm thuận lợi, thành phố mới Bình Dương sẽ là cửa ngõ kết nối quốc tế về giao lưu thương mại, dịch vụ cũng như trao đổi, chuyển giao công nghệ ở trình độ khoa học tiên tiến nhất. Một trung tâm đô thị hiện đại, năng động, bền vững với đầy đủ các loại hình dịch vụ có khả năng phục vụ cho khoảng trên 125.000 người định cư lâu dài và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc.
Dự Án Sora Gardens trung tâm thành phố mới bình dương
Đặc biệt, Bình Dương nằm gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và sắp tới là sân bay quốc tế Long Thành, đây là khoảng cách lý tưởng về giao thông thuận lợi để tạo lợi thế cạnh tranh về du lịch. Nhiều công trình du lịch của Bình Dương được phát triển theo loại hình xã hội hóa đã trở thành những điểm đến nổi tiếng không chỉ trong nước, mà còn trong khu vực như: Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, Khu du lịch Mắt Xanh, Khu du lịch Phương Nam…Thành phố mới Bình Dương thực sự là điểm đến đầu tư lý tưởng cho bất cứ ai muốn tìm đến những giá trị về không gian sống, sinh hoạt, làm việc và vui chơi.
Vị Trí Chiến Lược Của Thành Phố Mới Bình Dương
Thành Phố Mới Bình Dương 2014 - 2015
Theo quy hoạch tổng thể, Khu đô thị mới Bình Dương được xây dựng đạt các tiêu chuẩn của một cuộc sống hiện đại, gồm những không gian xanh sạch và trong lành, gồm đầy đủ những tiện ích cơ sở hạ tầng phục vụ một cuộc sống cao cấp và tiện nghi.
Quy Hoạch Tổng Thể Thành Phố Mới Bình Dương
  • Khu trung tâm hành chính tập trung của Thành phố Bình Dương, tạo thành nét mới trong việc cải cách quản lý hành chính nhằm phục vụ hiệu quả hơn cho người dân.
  • Khu công viên công nghệ kỹ thuật cao.
  • Trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán.
  • Văn phòng cho thuê, nhà hàng - khách sạn cao cấp.
  • Trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế, trường đại học.
  • Các khu phục vụ cộng đồng như: quảng trường, công viên, hồ sinh thái, trung tâm văn hóa, nhà trẻ, bệnh viện.
  • Các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Phát biểu tại buổi Lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao tinh thần đổi mới, sáng tạo của tỉnh Bình Dương trong việc tạo dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là việc khánh thành và đưa vào hoạt động Trung tâm Hành chính tập trung -một trung tâm hành chính hiện đại bậc nhất hiện nay trên cả nước.
Thủ tướng cho rằng, việc Bình Dương xây dựng Trung tâm Hành chính tập trung mà không sử dụng ngân sách mà dùng nguồn vốn hoán đổi từ việc đấu giá tài sản tại các khu đất của các cơ quan hành chính cũ là một chủ trương đúng.
“Đây là một chủ trương đúng. Trung tâm Hành chính tập trung sẽ là tiền đề tốt để Bình Dương cải cách thủ tục hành chính”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Trung tâm Hành chính tập trung của tỉnh Bình Dương có độ cao 104 m, 2 tầng để xe, 20 tầng lầu và có bãi đáp trực thăng. Tòa nhà có tổng diện tích sàn là 104.000 m2 với số vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng.
Trung tâm gồm 2 tháp đôi, bố trí gần 60 cơ quan, đoàn thể, đơn vị khối Đảng, đoàn thể chính trị, cơ quan quản lý Nhà nước, các sở, ngành, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, ngành. Riêng khu hành chính mở hiện đại tại khu tầng trệt có diện tích hơn 4.000 m2 gồm 7 cụm chức năng được thiết kế đặc biệt để phục vụ tốt nhất các nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Thành phố mới Bình Dương được khởi động xây dựng phát triển với quy mô 1.000 ha được Chính phủ phê duyệt sẽ trở thành quận trung tâm của thành phố Bình Dương trực thuộc Trung ương theo định hướng quy hoạch đến năm 2020. Thành phố mới nằm trong Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ và đô thị 4.196 ha. Đây chính là “khối óc và trái tim” của tỉnh và là trung tâm của thành phố Bình Dương trong tương lai.
Việc tỉnh Bình Dương tổ chức “Lễ khởi động xây dựng, phát triển thành phố mới Bình Dương và khánh thành Trung tâm Hành chính tập trung tỉnh Bình Dương” được Lãnh đạo tỉnh đánh giá là một sự kiện lịch sử, góp phần thúc đẩy Bình Dương sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.
Phóng viên Baodautu.vn đã ghi lại những hình ảnh tại buổi Lễ quan trọng này.


Đến dự buổi lễ có PGS-TS Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận; nguyên Bộ trưởng GD-ĐT Trần Hồng Quân và nhiều vị lãnh đạo khác...

ĐH EIU được quy hoạch trên tổng diện tích 55 ha với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu đào tạo cho 50.000 sinh viên/năm theo mô hình "ứng dụng - thực hành". Trong năm học đầu tiên, EIU có 720 tân sinh viên trúng tuyển NV1 và NV2 vào 6 ngành gồm: công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; kỹ thuật phần mềm; truyền thông và mạng máy tính; điều dưỡng và ngành quản trị kinh doanh.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao mô hình đào tạo gắn kết đại học - doanh nghiệp, đào tạo theo nhu cầu thực tiễn của EIU. Đồng thời biểu dương EIU trong việc hợp tác với các trường đại học danh tiếng tại Hoa Kỳ và Anh Quốc để biên soạn chương trình đào tạo theo hướng tín chỉ, phù hợp với các yêu cầu quy phạm của tổ chức kiểm định quốc tế AACSB.
Về phía tỉnh Bình Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung cho biết, EIU đi vào hoạt động sẽ mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên tiếp cận với nhiều phương thức đào tạo mới, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cán bộ khoa học kỹ thuật… đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới, giúp tỉnh thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, hướng tới nền kinh tế tri thức.
Trường có tổng diện tích xây dựng  khi hoàn thành 124.000m2, có qui mô đào tạo 24.000 sinh viên/năm (đến năm 2020) theo mô hình "Đại học ứng dụng-nghề nghiệp" đa cấp, đa ngành với các ngành đào tạo chính như điện, điện tử; tự động hóa; cơ khí, cơ khí chính xác...
Ngày 13/8, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương và Công ty Đầu tư phát triển công nghiệp (Becamex IDC Corp) đã làm lễ động thổ xây dựng trường Đại học Quốc tế miền Đông, có tổng vốn đầu tư 1.700 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Becamex IDC - chủ đầu tư dự án Đại học Quốc tế miền Đông, trường được xây dựng trên diện tích 26ha tại thành phố mớ Bình Dương (Khu liên hợp Công nghiệp- Dịch vụ- Đô thị Bình Dương) do Công ty thiết kế quốc tế Surbana (Singapore) quy họach.
Trường có tổng diện tích xây dựng khi hoàn thành 124.000m2, có qui mô đào tạo 24.000 sinh viên/năm (đến năm 2020) theo mô hình "Đại học ứng dụng-nghề nghiệp" đa cấp, đa ngành với các ngành đào tạo chính như điện, điện tử; tự động hóa; cơ khí, cơ khí chính xác; bảo dưỡng công nghiệp; y, dược phẩm, điều dưỡng và các nhóm ngành quản lý doanh nghiệp. Công nghệ, máy móc, trang thiết bị thực hành được chuyển giao từ các trường đại học danh tiếng hàng đầu của Đức, Nhật Bản, Singapore...
Giai đoạn 1, trường được đầ tư 700 tỷ đồng bao gồm các hạng mục công viên, giao thông nội bộ, văn phòng điều hành, khối phòng học và trang thiết bị với diện tích sử dụng 35.000m2 và dự kiến sẽ hoàn thành trong quí II/2010 để kịp khai giảng năm học 2010 - 2011.
Hiện trường đã ký hợp đồng  với 216 giảng viên trong đó có 2 giáo sư, 15 phó giáo sư, 40 tiến sĩ, 51 thạc sĩ, 108 kỹ sư, bác sĩ, cử nhân tham gia giảng dạy. Khi đi vào hoạt động, trường sẽ thu hút các giảng viên thỉnh giảng, biệt phái của Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Y và các đại học uy tín trong nước; hợp đồng với các giáo sư nước ngoài nhiều kinh nghiệm từ Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore.
Muc tiêu của việc đầu tư xây dựng trường đại học quốc tế miền Đông trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu tái đào tạo và đào tạo nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu cho hơn 10.000 doanh nghiệp trong tỉnh Bình Dương và sau đó góp phần giải quyết bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bộ Trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã đánh giá cao về sự tâm huyết, quan tâm đầu tư đến sự nghiệp phát triển giáo dục-đào tạo nói chung và đào tạo nguồn nhân lực nói riêng của tỉnh Bình Dương của các tổ chức, các doanh nghiệp và các nhân trên địa bàn.
Phó Thủ tướng cho rằng 27 khu công nghiệp đang có là một lợi thế lớn, thuận lợi cho Bình Dương đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động song cũng là một thách thức, đòi hỏi lớn về cung ứng nguồn nhân lực qua đào tạo, nhất là nhân lực trình độ cao.Vì vậy vấn đề đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế và nhu cầu xã hội không chỉ đặt ra riêng với Bình Dương mà là vấn đề có tính cấp bách đối với cả vùng Đông Nam Bộ cũng như cả nước.

Phó Thủ tướng lưu ý Công ty Becamex IDC phải tiếp tục có kế họach cụ thể, đầu tư mạnh mẽ cho sự hình thành, phát triển toàn diện của nhà trường, nhất là sự quan tâm đặc biệt đến công tác xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hoàn thiện chương trình đào tạo tiên tiến, cập nhật, tăng cường hiệu quả hợp tác, hội nhập quốc tế.
KHỞI CÔNG XÂY DỰNG METRO TP.MỚI - SUỐI TIÊN - BẾN THÀNH
 Loại xe điện mặt đất dự kiến được đưa vào khai thác tại TPHCM

Ngày 27/2/2013, tại buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, ông Onuma, đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại - Công nghiệp Nhật Bản cùng với phái đoàn nghiên cứu về chính sách đầu tư của Nhật Bản đã cam kết hỗ trợ Bình Dương xây tuyến metro (tàu điện ngầm) nối từ thành phố mới Bình Dương với tuyến metro Suối Tiên-Thành phố Hồ Chí Minh. 

Tại buổi làm việc với Bộ Kinh tế, Thương mại - Công nghiệp Nhật Bản, ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đánh giá cao các doanh nghiệp Nhật Bản hợp tác, đầu tư vào Bình Dương trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả.

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại - Công nghiệp Nhật Bản, ông Onuma đánh giá cao tiềm năng phát triển đô thị - công nghiệp của tỉnh Bình Dương.

Theo đó, phía Nhật Bản cũng như các nhà nghiên cứu về chính sách đầu tư của Chính phủ Nhật Bản đang đặc biệt quan tâm các dự án mang tầm chiến lược mà Bình Dương đã đề xuất, trong đó tập trung vào mục tiêu phát triển đô thị, hạ tầng giao thông.

Đặc biệt, tuyến tàu điện ngầm kết nối thành phố mới Bình Dương với Thành phố Hồ Chí Minh là một dự án quan trọng nên Nhật Bản mong muốn xúc tiến nhanh việc hỗ trợ đầu tư tuyến metro này bằng nguồn vốn ODA.

Đến nay, các nhà đầu tư Nhật Bản đứng thứ 2/37 quốc gia và vùng lãnh thổ đang kinh doanh tại tỉnh Bình Dương với 171 dự án, vốn đăng ký cấp phép hơn 3 tỷ USD, trong đó Tập đoàn Tokyu chuyên phát triển hạ tầng, đô thị đang xây dựng một dự án khu đô thị sinh thái có tổng vốn đầu tư lên đến 1,2 tỷ USD tại thành phố mới Bình Dương.

 Ga tàu điện ngầm được đặt ở vị trí trung tâm với khoảng cách đi bộ hợp lý tới toàn bộ khu chức năngtàu điện ngầm… Thành phố mới bình dương liên kết dễ dàng với các tỉnh thành lân cận. Khách sạn, trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế nằm dọc theo đại lộ trung tâm tạo ra nhiều không gian ở, gặp gở giao lưu, chuỗi các cửa hàng lối đi có mái che và phố ăn uống ngoài trời tạo nên khu vực mua sắm bộ hành hấp dẫn. Điểm nhấn của các hoạt động cộng đồng là trung tâm văn hóa nơi tổ chức biểu diễn các chương trình trong nhà hoặc các sự kiện ngoài trời trên toàn quy mô quãng trường.

Tuyến phố mua sắm kết nối quãng trường văn hóa và trung tâm hành chánh bởi các lối đi bộ ngầm tách biệt người đi bộ với phương tiện.

Ngày 28/08/2014 UBND TP.HCM làm lễ khởi công xây dựng tuyến metro (đường sắt đô thị) số 1 Bến Thành (Q.1) - Suối Tiên (Q.9) dài 19,7km. Đây là tuyến metro đầu tiên trong bảy tuyến metro ở TP.HCM, đoạn từ Nhà máy Ba Son đến Suối Tiên với 11 nhà ga và xây dựng depot Long Bình (trạm bảo dưỡng kỹ thuật đầu máy, toa xe).

Tuyến metro số 1 dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh) và huyện Dĩ An đi thành phố Mới (Bình Dương). Trong đó, khoảng 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga).
Dự án tuyến metro số 2 dài hơn 11km đi qua địa bàn các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình và Tân Phú, trong đó đoạn đi ngầm dài hơn 9km. Với tốc độ khai thác tối đa 80 km/giờ, quãng đường đi từ Bến Thành đến Tham Lương chỉ còn 26 phút. Tổng diện tích sử dụng đất của công trình là 263.190 m2, tổng mức đầu tư hơn 26.100 tỷ đồng (tương đương gần 1,4 tỷ USD).

Theo Ban quản lý Đường sắt đô thị, tuyến metro số 1 dự kiến hoàn thành năm 2017 và vận hành năm 2018, sẽ đóng vai trò chủ lực trong việc giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông của TP HCM. Việc triển khai xây dựng trước đoạn trên cao của tuyến metro này sẽ tác động mạnh đến sự phát triển đô thị dọc tuyến trên địa bàn các quận 2, 9, Thủ Đức và huyện Dĩ An - thành phố Mới.
Khu đô thị vườn Tokyu Bình Dương tọa lạc tại Thành Phố Mới Bình Dương bao gồm hơn 110 ha, sau khi hoàn thành sẽ có hơn 7.500 căn hộ, các khu thương mại, dịch vụ, văn phòng.
Khu đô thị vườn Tokyu Bình Dương được xây dựng theo phong cách Nhật Bản, có hình mẫu là dự án Khu đô thị Tokyu Tama Den-en Toshi. Khu đô thị TokyuTama Den-en Toshi là có diện tích 5.000 ha nằm ở vùng ngoại ô thủ đô Tokyo, do Tập đoàn Tokyu làm chủ đầu tư. Dự án này được bắt đầu từ năm 1953, trải qua 60 năm, đến nay Tokyu Tama Den-en Toshi đã phát triển thành một khu đô thị hiện đại với 600.000 người sinh sống, và là một trong những Khu đô thị được yêu thích nhất tại Nhật Bản.
Khu đô thị vườn Tokyu Bình Dương nằm khá gần với Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến,...cách trung tâm TP.HCM khoảng 30 km và cách trung tâm Thành phố Thủ Dầu Một khoảng 10km.
Thành Phố Mới Bình Dương đang mở rộng phát triển hơn nữa với các cơ sở giáo dục, khu thể thao, giải trí, cũng như văn phòng, cơ sở kinh doanh và nhà ở mà đã đang được phát triển và vận hành. Dân số được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt là khi các cơ quan nhà nước của tỉnh Bình Dương di chuyển các văn phòng vào khu vực trung tâm của Thành Phố Mới Bình Dương. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần vào tiềm năng của dự án.
Dự án Khu đô thị vườn Tokyu Bình Dương đã được động thổ vào tháng 3/2012 với tổng vốn đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD.
Quy mô dự án:
Khu đô thị vườn Tokyu Bình Dương được chia thành 03 khu đô thị chính: Đô thị cửa ngõ (Gate City); Đô thị hạt nhân (Core City); và Đô thị vườn (Garden City).
Thông tin nhanh dự án:

Dự án
Khu đô thị vườn Tokyu Bình Dương
Tổng diện tích dự án
~110 ha
Tổng diện tích đất
72 ha
Vị trí
Thành Phố Mới Bình Dương, tỉnh Bình Dương
Tổng vốn đầu tư
1,2 tỷ USD
Loại hình
Khu đô thị
Ngày khởi công
Tháng 3/2012
Ngày 6 tháng 12, “nhà khách Jyugoya” đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là nhà hàng Nhật Bản phục vụ các món ăn truyền thống mang đậm phong cách ẩm thực Nhật Bản “washoku”, đặc biệt là các món bò nướng Yakiniku, lẩu Shabushabu, lẩu Sukiyaki sử dụng thương hiệu bò OMI nổi tiếng được nhập từ Nhật Bản. Ngoài ra nhà hàng còn có dịch vụ giao cơm hộp tận nơi.

Nhà hàng được thiết kế với các phòng riêng biệt có 238 ghế và 6 phòng VIP (cho 8 đến 12 người), quầy bar phục vụ đa dạng các loại rượu Nhật. Thực khách cũng có thể thưởng thức loại hình ẩm thực đặc trưng của Nhật Bản là Kaiseki trong một không gian sang trọng và tinh tế phù hợp để tiếp khách.

nha hang nhat ban
Không gian mang phong cách Nhật Bản

Thông báo
    Khai trương phục vụ tầng Buffet tự chọn từ tháng 2/2014
Thời gian phục vụ  
 
    Từ 11:00 đến 14:30 (Nhận khách đến 13:00 giờ)
    Từ 17:00 đến 22:30 (Nhận khách đến 21:00 giờ)
Lẩu Shabushabu   
    Thời gian cho 1 suất ăn là 90 phút
    Thưởng thức không giới hạn các loại thịt bò, gà, heo
    Quầy rau tự chọn
Mức giá     
    Người lớn 220,000VND
  Giá đặc biệt 179,000VND
    Trẻ em từ 6 tuổi trở lên (cao trên 130cm)
 180,000VND → Giá đặc   biệt 139,000VND
    Em bé dưới 2 tuổi (cao dưới 100cm)  →    Miễn phí
    
 ※Không áp dụng các phiếu ưu đãi khác trong thời gian giảm giá. 


Địa chỉ: đường Kim Đồng, phường Hòa Phú, Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: (0650) 222 0950
Fax: (0650) 222 0951
Giờ mở cửa: từ 11:00-14:00, từ 17:00-22:00 (last order: 21:30)