KHỞI CÔNG XÂY DỰNG METRO TP.MỚI - SUỐI TIÊN - BẾN THÀNH
Ngày 27/2/2013, tại buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban Nhân
dân tỉnh Bình Dương, ông Onuma, đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại - Công nghiệp
Nhật Bản cùng với phái đoàn nghiên cứu về chính sách đầu tư của Nhật Bản đã cam
kết hỗ trợ Bình Dương xây tuyến metro (tàu điện ngầm) nối từ thành phố mới Bình
Dương với tuyến metro Suối Tiên-Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại buổi làm việc với Bộ Kinh tế, Thương mại - Công nghiệp
Nhật Bản, ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương
đánh giá cao các doanh nghiệp Nhật Bản hợp tác, đầu tư vào Bình Dương trong
thời gian qua đã phát huy hiệu quả.
Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại - Công nghiệp Nhật Bản, ông
Onuma đánh giá cao tiềm năng phát triển đô thị - công nghiệp của tỉnh Bình
Dương.
Theo đó, phía Nhật Bản cũng như các nhà nghiên cứu về chính
sách đầu tư của Chính phủ Nhật Bản đang đặc biệt quan tâm các dự án mang tầm
chiến lược mà Bình Dương đã đề xuất, trong đó tập trung vào mục tiêu phát triển
đô thị, hạ tầng giao thông.
Đặc biệt, tuyến tàu điện ngầm kết nối thành phố mới Bình
Dương với Thành phố Hồ Chí Minh là một dự án quan trọng nên Nhật Bản mong muốn
xúc tiến nhanh việc hỗ trợ đầu tư tuyến metro này bằng nguồn vốn ODA.
Đến nay, các nhà đầu tư Nhật Bản đứng thứ 2/37 quốc gia và
vùng lãnh thổ đang kinh doanh tại tỉnh Bình Dương với 171 dự án, vốn đăng ký
cấp phép hơn 3 tỷ USD, trong đó Tập đoàn Tokyu chuyên phát triển hạ tầng, đô
thị đang xây dựng một dự án khu đô thị sinh thái có tổng vốn đầu tư lên đến 1,2
tỷ USD tại thành phố mới Bình Dương.
Ga tàu điện ngầm được đặt ở vị trí trung tâm với
khoảng cách đi bộ hợp lý tới toàn bộ khu chức năngtàu điện ngầm… Thành phố mới
bình dương liên kết dễ dàng với các tỉnh thành lân cận. Khách sạn, trung tâm
hội nghị triển lãm quốc tế nằm dọc theo đại lộ trung tâm tạo ra nhiều không
gian ở, gặp gở giao lưu, chuỗi các cửa hàng lối đi có mái che và phố ăn uống
ngoài trời tạo nên khu vực mua sắm bộ hành hấp dẫn. Điểm nhấn của các hoạt động
cộng đồng là trung tâm văn hóa nơi tổ chức biểu diễn các chương trình trong nhà
hoặc các sự kiện ngoài trời trên toàn quy mô quãng trường.
Tuyến phố mua sắm kết nối quãng trường văn hóa và trung tâm
hành chánh bởi các lối đi bộ ngầm tách biệt người đi bộ với phương tiện.
Ngày 28/08/2014 UBND TP.HCM làm lễ khởi công xây dựng tuyến
metro (đường sắt đô thị) số 1 Bến Thành (Q.1) - Suối Tiên (Q.9) dài 19,7km. Đây
là tuyến metro đầu tiên trong bảy tuyến metro ở TP.HCM, đoạn từ Nhà máy Ba
Son đến Suối Tiên với 11 nhà ga và xây dựng depot Long Bình (trạm bảo dưỡng kỹ
thuật đầu máy, toa xe).
Tuyến metro số 1 dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9,
Bình Thạnh, Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh) và huyện Dĩ An đi thành phố Mới (Bình
Dương). Trong đó, khoảng 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11
nhà ga).
Dự án tuyến metro số 2 dài hơn 11km đi qua địa bàn các quận
1, 3, 10, 12, Tân Bình và Tân Phú, trong đó đoạn đi ngầm dài hơn 9km. Với tốc
độ khai thác tối đa 80 km/giờ, quãng đường đi từ Bến Thành đến Tham Lương chỉ
còn 26 phút. Tổng diện tích sử dụng đất của công trình là 263.190 m2, tổng mức
đầu tư hơn 26.100 tỷ đồng (tương đương gần 1,4 tỷ USD).
Theo Ban quản lý Đường sắt đô thị, tuyến metro số 1 dự kiến
hoàn thành năm 2017 và vận hành năm 2018, sẽ đóng vai trò chủ lực trong việc
giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông của TP HCM. Việc triển khai xây dựng trước
đoạn trên cao của tuyến metro này sẽ tác động mạnh đến sự phát triển đô thị dọc
tuyến trên địa bàn các quận 2, 9, Thủ Đức và huyện Dĩ An - thành phố Mới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét